Bệnh chất lượng công trình đất và phòng trị

Bệnh chất lượng công trình đất và phòng trị khi thi công nền đất sụt, nún, dốc, trượt nở công trình khi thi công xây dựng. Những điều lưu ý dưới đây giúp bạn thi công công trình an toàn và bền vững

Bệnh chất lượng công trình đất và phòng trị khi thi công

Công trường tích đọng nước khi thi công :

Nguyên nhân : San lấp mặt bằng không đầm theo lớp, độ chặt của đất kém, khi gặp nước sinh lún không đều. Xung quanh công trường chưa tạo rãnh thoát nước, hoặc chưa hình thành được độ dốc thoát nước cần thiết hoặc tồn tại dốc ngược. Đo đạc sai, làm cho cốt cao công trường không thống nhất

Biện pháp phòng trị : Cần san lấp theo lớp, đầm chặt, làm cho độ chặt của đất đáp ứng đúng yêu cầu thiết kế. Tạo độ dốc và rãnh thoát nước theo yêu cầu. Làm tốt công tác đo đạc, tránh xuất hiện sai sót về cốt cao

Khối đất đắp trên sườn dốc trượt lở khi thi công :

Nguyên nhân : Độ dốc sườn quá lớn. Chưa dọn sạch rễ cây cỏ và đất bùn, chưa tạo thành thang bậc ăn khớp với sườn dốc cũ hoặc dùng đất đắp có nhiều bùn, đất đắp chưa đạt yêu cầu chất lượng. Đất đắp trên sườn dốc chưa đắp và đầm theo lớp. Đỉnh và chân dốc chưa làm tốt công trình thoát nước , do nước thấm vào, lực bám dính hạ thấp, hoặc nước chảy phá chân dốc đãn đến trượt lở

Biện pháp phòng trị : Khi đầm, cần khống chế hàm lượng nước thích hợp, tránh đắp trên nền có hàm lượng nước quá lớn. Tại khu vực đắp, nếu có nước mặt cần phải tạo rãnh thoát, nếu có nước ngầm phải hạ thấp đến đáy nền.

Phương pháp chỉnh trị xây dựng công trình :

Có thể dùng bột vôi khô và những vật liệu hút nước pha vào để hạ thấp hàm lượng nước, hoặc làm rời lớp biểu bì, hong khô rồi đầm chặt. Độ chặt của lớp đất đắp không đạt yêu cầu :

Nguyên nhân : Đất đắp không phù hợp yêu cầu : Dùng đất đá vụn lẫn cỏ cây, đất có hàm lượng chất hữu cơ vượt quá 8%, đất bùn hoặc đất có nhiều tạp chất. Đất có hàm lượng nước quá cao hoặc quá thấp, do đó : Không đạt được hàm lượng nước tối ưu cho yêu cầu độ chặt của đất đắp. Độ dày lớp đất đắp quá dày hoặc số lần đầm không đủ hoặc tốc độ vận hành của máy đầm quá nhanh. Năng lượng máy đầm không đủ, độ sâu đầm nhỏ, làm cho độ chặt không đạt yêu cầu

Biện pháp phòng trị : Lựa chọn đất đắp phù hợp với yêu cầu : Căn cứ tính năng của máy để lựa chọn, thông qua thí nghiệm để khống chế độ dày đắp của mỗi lớp, số lần đầm, tốc độ vận hành của máy, tiến hành đắp theo từng lớp ngang, tăng cường kiểm nghiệm hiện trường

Phương pháp xử lí đất khi thi công  :

Nếu đất đắp không đạt yêu cầu có thể thay đất hoặc pha thêm vôi, đá vụn rồi đầm chặt. Đất có hàm lượng nước quá lớn, có thể lật làm rời, hong khô, pha thêm đất và đầm chặt. Khi hàm lượng nước quá nhỏ, năng lượng máy quá nhỏ, có thể tăng số lần đầm hoặc sử dụng máy đầm công suất lớn.

Sườn dốc của khối đào trượt lở :

Nguyên nhân : Độ sâu hố móng đào tương đối sâu, độ dốc chưa đủ. Đào hố móng vào lớp đất có nước mặt và nước ngầm. Chưa áp dụng các biện pháp thoát nước hữu hiệu, do ảnh hưởng của nước, đất bị ướt, lực bám dính hạ thấp, mất ổn định dẫn đến trượt nở. Đỉnh dốc chất tải quá lớn, hoặc ảnh hưởng chấn động bên ngoài, làm cho lực cắt của khối trượt tăng, mất ổn định, dẫn đến trượt nở. Chất đất mềm , rời, trật tự và phương pháp khai đào không thích hợp dẫn đến trượt lở.

Biện pháp phòng trị : Căn cứ chất đất của các tầng khác nhau để xác định độ dốc của sườn dốc, làm tốt việc thoát nước mặt và nước ngầm trong phạm vi hố móng, mực nước ngầm phải hạ thấp cách đáy móng 0,5m. Đất trên đỉnh bỏ đi, cần chất cách xa mép sườn dốc là 3-5m. Khi đào phải theo trình tự từ trên xuống dưới theo từng lớp để tạo thuận lợi cho thoát nước. Cần tránh đào chân dốc nước, sẽ tạo thành mất ổn định cho khối đất. Khai đào các hố móng lân cận phải tuân thủ trình tự trước sau, sau nông hoặc tiến hành thi công nền đất  đồng thời

Phương pháp xử lí : Dọn sạch khối trượt, chống đỡ tạm

Khai đào vượt quá độ dốc khi thi công :

Nguyên nhân : Khi khai đào bằng máy, thao tác khống chế nghiêm, nền đào không đều. Trên sườn dốc tồn tại lớp đất mềm rời, do tác động từ bên ngoài tự trượt lở, làm cho sườn dốc lồi lõm không đều
Đo đạc, cắm tuyến sai

Biện pháp phòng chống : Khi dùng máy : Để lại 1 lớp dày 0,3m dùng nhân công sửa, tăng cường quan trắc, định vị nghiêm khắc

Phương pháp xử lí : Đào cục bộ quá nhiều, dùng đất xỉ tỉ lệ 3/7 vá bổ, đầm chặt hoặc xây đá, nếu đào quá nhiều cần sử tuyến sườn dốc

Hố móng sủi nước khi thi công công trình  :

Nguyên nhân: Khi khai đào hố móng chưa tạo rãnh thoát nước, nước mặt chảy vào. Mức nước ngầm ở dưới lớp đất khai đào, chưa áp dụng biện pháp hạ mực nước .Khi thi công chư thoát nước liên tục hoặc mất điện ảnh hưởng thoát nước

Biện pháp phòng chống: Khai đào hố móng phải tạo rãnh thoát hoặc để chắn nước. Khai đào ở dưới mực nước ngầm phải đặt rãnh và giếng tụ nước, bơm liên tục để hạ mực nước xuống dưới mặt khai đào là 0,5-1m. Với đất bị sủi nức căn cứ tình hình để thoát nước, hong khô sau đầm chặt, cho đá dăm hoặc thay đất rồi đầm chặt.

Đất đắp tại hố móng sụt lún thi công :

Nguyên nhân : Chưa vét sạch bùn nước ở hố móng đã lấp đất, hoặc hai bên hố móng đất bở rời để lấp, chưa đầm theo lớp. Hố móng hẹp, đầm thủ công chưa đạt được độ chặt yêu cầu
Trong đất đắp chứa nhiều đất cục, khi ngậm nước bị lún , hoặc dùng đất sét ngậm nước, đá dăm có nhiều rác cỏ, đất đắp chưa đủ độ chặt yêu cầu. Khi đắp đất dùng phương pháp nhấn chìm thủy lực thường cho độ chặt hạ thấp rất mạnh

Phương pháp xử lí : Trước khi lấp, phải dọn sạch đất bùn, tạp chất và thoát nước. Đất đắp phải căn cứ yêu cầu đắp theo từng lớp,đầm chặt, khống chế trong đất đắp không có quá nhiều hạt >5cm . Nếu trong đất có nhiều cục lớn, nghiêm cấm dùng phương pháp nhấn chìm thủy lực.

Phương pháp xử lý : Nếu mặt lớp tản nước đã bị vết nứt phá hoại, phải thi công lại cục bộ hoặc toàn bộ. Cục bộ có thể dùng búa, đục mở rộng vết nứt, dùng vôi đất hoặc đá vụn bổ sung đầm chặt, rồi mới sửa mặt sườn dốc .

Đất sụt lún ở giữa nhà khi thi công :

Nguyên nhân : Đất đắp có quá nhiều tạp chất hữu cơ hoặc cục to. Chưa đầm phân lớp theo quy định, đất ở đáy mềm rời, bề mặt đầm chặt, chưa đủ độ chặt. Giữa nhà tồn tại cục bộ đất mềm yếu, hào hố tích nước. Khi thi công chưa xử lí hoặc không phát hiện được, khi sử dụng quá tải nên tạo thành lún cục bộ

Biện pháp phòng chống : Khi chọn đất đắp, phải khống chế phạm vi tối ưu về hàm lượng nước, đắp đầm theo phân lớp, phải xử lí lớp đất mềm tự nhiên vốn có trong nhà, phải loại bỏ sạch tạp chất, hố hào tích nước
Phương pháp xử lí : Tương tự như phương pháp “ đắt đắp tại hố móng bị lún “

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Zalo
0905666682