Cách làm mái thoát khí mái nhà trong thi công xây dựng

Kinh nghiệm làm mái thoát khí mái nhà trong thi công xây dựng: lớp bảo ôn, thoát khí mái nhà theo khung gạch rỗng,  vật liệu cuốn mái nhà, thảm dầu nhiều lỗ cho mái nhà

Xem thêm : Phòng nước mái nhà 4 phương pháp cần biết 

Thoát khí lớp bảo ôn mái nhà trong thi công xây dựng:

Cấu tạo lớp bảo ôn mái nhà  :

Trong lớp bảo ôn song song với tường đầu hồi, cứ cách 1,2-2m để dành máng thoát khí rộng 30-80mm, phía trong lấp đá vụn bảo ôn, hoặc không lấp, phía trên dán đai thảm dầu rộng 20-30cm. Tại cửa hiên đặt lỗ thoát khí thông với khí trời. Khi khẩu độ mái nhà >6m, ngoài cửa hiên ra, tại đỉnh mái nhà còn đặt đường ống thoát khí và lỗ thoát khí . Khoảng cách mũ thoát khí hoặc cửa sổ thoát khí là 6m. Bố trí lỗ thoát khí, lấy 36m2 đặt 1 lỗ là thích hợp, đường ống thoát khí phải thông được theo chiều dọc và chiều ngang. Không bị tắc nghẽn. Trên đồ vẫn phải phủ đầy dầu, đặt vật liệu cuốn theo phương pháp thông thường

Phạm vi dùng : Dùng khi lớp bả ôn tỉ lệ ngậm nước lớn, làm khô khó khăn, lại cần đặt phủ vật liệu cuốn cho mái ngay, để đề phòng vật liệu cuốn phòng rộp

Trám phẳng lớp thoát khí mái nhà :

Trong lớp vữa trám phẳng , cứ cách 1,5-2m để rãnh thoát khí rộng 3cm và liên thông với lỗ thoát khí. Khi khẩu độ tương đối lớn, ở phần đỉnh mái cần đặt thêm đường ống thoát khí và chụp thoát khí. Đối với tấm mái loại lớn, không có lớp trám phẳng thì tại khe nối giữa các tấm phải đặt rãnh và lỗ thoát khí , lớp trên của các lớp phủ dán vật liệu cuốn phải dùng phương pháp phủ đầy dầu.

Phạm vi : Dùng khi lớp trám phẳng, có tỉ lệ ngậm nước lớn hoặc mái không có lớp vữa trám phẳng. Khi thi công làm khô tấm mái vào mùa mưa gặp khó khăn lại cần đặt ngay vật liệu cuốn.

Thoát khí vật liệu cuốn mái nhà trong thi công :

Vật liệu cuốn phủ dán phẳng góc với nóc nhà. Vật liệu cuốn lớp đáy dùng phương pháp rải dầu cho lớp thứ nhất. Theo cách phủ trống, phủ hoa, phủ sợi. Phủ trống là cách phủ cách rìa vật liệu cuốn rộng 20-30cm, cửa hiên, nơi chuyển góc của mái và trong phạm vi chỗ liên kết giữa nóc và mái khoảng 30-50cm phải rót đầy đủ nhựa bitum để liên kết chắc với lớp nền.

Lợi dụng khe hở giữa vật liệu cuốn và lớp nền để làm đường nhánh thoát khí. Tại phần đỉnh mái, men theo dọc đỉnh mái đặt sẵn rãnh dài trong lớp trám phẳng. Trên đó phủ 1 lớp thảm dầu khô rộng 30cm, hoặc không làm rãnh, mà chỉ đặt 1 dải thảm dấu, để làm đường thoát khí bên trong lớp phòng nước, trên đó cứ cách 6m đặt chụp hoặc cửa sổ thoát khí. Khi phủ song song với đường kính mái, thì trước tiên phủ 1 lớp giấy dầu rộng 30cm ở khe dầu tấm, sau đó mới dùng phương pháp rải dầu để phủ dán vật liệu cuốn lớp đáy. Để làm thông đường nhánh thoát khí của lớp giấy dầu.

Với dầm của đỉnh mái, các lớp giấy dầu thứ 2, thứ 3 đều phải rải đầy dầu, thoát khí của lớp nền mái nhà vãn phải quét 1 lượt dầu nguội. Vừa để phủ dán nhanh, vừa có thể phun được 1 đường dầu nguội khi lớp vữa trám phẳng đang ở thời kì đông cứng sơ bộ. Sau khi khô lập tức phủ dán giếng dầu

Phạm vi :Dùng cho lớp nền ẩm ướt hoặc phủ vật liệu cuốn của mái có biến dạng lớn, để đề phòng vật liệu cuốn bị phồng và nứt.

Thoát khí thảm dầu nhiều lỗ cho mái nhà trong thi công công trình :

Là phủ khô 1 lớp vật liệu cuốn có nhiều lỗ trên lớp nền mái nhà, rồi mới phủ 1 lớp vật liệu cuốn đầy dầu trên nó và làm lớp bảo hộ. 1 dầu, 1 cát là thành. Khi phủ đầy dầu trên vật liệu cuốn nhựa bitum , xuyên các lỗ hình thành từng chiếc, từng chiếc đinh nhựa và gắn kết chặt chẽ, đều đặn bằng phẳng với lớp nền. Bộ phận không dính kết hình thành đường thoát khí liên thông với khe tấm hoặc nối thông với rãnh thoát khí. Lỗ thoát khí được đặt sẵn trên lớp tráng phẳng và nối liền với không khí bên ngoài. Còn ở đoạn cuối cùng biên rìa mái, cũng như tại nơi tiếp xúc cửa trời, máng thoát nước và tường chắn mái, thì vật liệu cuốn nhiều lỗ vẫn phải phủ dầm rộng 20-30cm ( phần này không đục lỗ ).

Lớp nền vẫn phải quét 1 lượt dầu. Đường kính lỗ của vật liệu cuốn nhiều lỗ là 20-30mm, khoảng cách trung tâm lỗ theo chiều dọc và chiều ngang là 100mm (mỗi m2 có 81-100 lỗ ) . Có thể cắt thành từng mảng nhỏ

để dùng, dùng ống thép cùng đường kính gia công thành dao lưỡi nghịch đem tôi nước , nhúng dầu hỏa để tạo lỗ, mỗi lần xuyên 8-12 lớp, phía dưới đệm gỗ, hoặc dùng máy tạo gỗ.

Phạm vi : Phương pháp này ngoài việc đề phòng giấy dầu phồng rộp ra , còn làm tăng năng lực thích ứng biến dạng của giấy dầu trên mái. Thích ứng với phủ dán vật liệu cuốn trên mái có lớp nền ẩm ướt, bị chấn

động và biến dạng nhiệt

Thoát khí mái nhà theo khung gạch rỗng :

Trên cấu tạo mặt mái, đặt khung gạch rỗng, hoặc tấm đúc sẵn hoặc mặt mái 2 lớp để hình thành khôg gian rỗng và đặt lỗ thoát khí tại tường chắn mái, cửa hiên… hoặc ở giữa đặt cửa thoát khí liên thông với không khí bên ngoài.

Phạm vi : Thích dụng với phủ dán vật liệu cuốn trên mặt mái, có đặt lớp không gian cách nhiệt

Thoát khí lớp hô hấp cho mái nhà : Tại phần đáy lớp bảo ôn đặt lớp hô hấp được chế tạo bằng vật liệu nhôm, bạch kim( tức lớp cân bằng áp lực ) nối thông với không khí bên ngoài, làm cho thành phần nước trong lớp này được khuếch tán nhanh.

Phạm vi : Dùng cho lớp bảo ôn có suất ngậm nước lớn,phủ dán vật liệu cuốn trên lớp nền cần làm khô rất khó khăn.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Zalo
0905666682