Phương pháp tạo lớp phòng nước tính cứng bằng bê tông đá nhỏ
Phương pháp cấu tạo :
Lớp cách nước cần xử lý theo phân ô khe hở. Thông thường đặt tại đầu tựa của tấm mái đúc sẵn, hoặc tại bệ đỡ mặt mái bằng bê tông đổ tại chỗ. Sống nhà và nơi giao tiếp lồi ra của mái, mỗi ô khoảng 20m2 là thích hợp. Cấu tạo hướng dọc ngang của phân ô. Trong khe hở khảm keo dầu chất dẻo hoặc keo polyvinyl chloride. Độ dày lớp phòng nước >=40mm, bố trí mạng cốt thép song hướng phi 3-4mm, khoảng cách 100-200mm, lớp bảo hộ phía trên 10-15mm, tấm lưới cốt thép phải được tách ở phân ô khe hở, độ dốc thoát nước của mái nhà >3%.
Để giảm thiểu ứng suất và biến dạng do nhiệt độ của lớp phòng nước cũng có thể lót cốt tro giấy, tro sợi day, vữa vôi 1:3 và vữa cát cường độ thấp, nhựa bitum hoặc trải vật liệu cuốn làm lớp cách li giữa lớp cách nước với lớp nền. Cách làm tại các bộ phận như cửa hiên. Để nâng cao tính năng kháng nứt cho lớp cách nước, có thể gia thêm bê tông dự ứng lực tại mặt tấm. Đối với mái kiểu lắp ghép có thể tạo mặt mái phòng nước 2 lớp, gồm tự phòng nước và quét sơn tấm mái, dán lớp phòng nước bằng tấm khe hở, trám phẳng lớp cách li và lớp phòng nước bằng bê tông đá nhỏ, hình thành 2 lớp phòng nước để cách nước.
Yếu lĩnh thi công :
Trước khi thi công phải làm sạch mặt tấm, tưới nước làm ẩm. Bề mặt tấm phủ trước vữa vôi cát xi măng theo tỉ lệ 1:1:9 để trám phẳng. Nếu đặt lớp cách li phải đợi đạt được cường độ nhất định rồi mới phủ Tỉ lệ cấp phối bê tông cát nhỏ . Trật tự tra liệu để phối chê sbê tông vi trương nở là : Đá, xi măng thuờng, xi măng alumin, bột thạch cao và cát. Thời gian trộn >3 phút, nếu dùng xi măng vi trương nở thành phẩm, phương pháp trộn tương tự bê tông thường.
Đổ bê tông theo phân ô, trước khi đổ cần quét 1 lượt vữa xi măng, tiếp đó đổ bê tông và san bằng, độ dày phải đều, dùng máy đầm , đầm chặt xong dùng con lăn thép nén qua lại 5-6 lần, khi bề mặt tràn vữa dùng bay gỗ ép chặt. Trước khi bê tông đông cứng sơ bộ lại tiến hành xoa ép bay lần thứ 2, chờ xi măng khô tiến hành xoa lần cuối cùng. Phủ bê tông phải khống chế nghiêm vị trí lưới cốt thép, đem lưới cốt thép nâng đến quá ½ làm cho khoảng cách giữa cốt thép và lớp nền mặt mái khoảng 2/3 chiều dày lớp cách nước.
Thanh gỗ của ô phân cách khe hở tạo thành : Độ rộng miệng trên 20-25mm độ rộng miệng dưới 15-20mm, độ cao bằng độ dày lớp cách nước. Trước khi đặt lớp phòng nước cần khảm tốt và tại lần cuối cùng xoa ép lớp cách nước thì lấy ra.
Các rãnh lõm dùng vữa xi măng cát 1:2,5-3 lấp đầy, lưu dành cửa khe sâu 15-20mm
Bê tông đông cứng , dùng bao tải để bảo dưỡng, thời gian >14 ngày.
Bảo dưỡng xong lớp cách nuóc, khô ráo, cần phải làm sạch cửa khe hở, dùng polyvinyl chloride để khảm
Phạm vi dùng :
Thích dụng với phòng nước cho mái nhà loại kết cấu BTCT kiểu lắp ghép hoặc chỉnh thể tại khu vực nóng ẩm mưa nhiều, độ cứng lớn không chấn động, không có lớp bảo ôn. Có nhiều ưu điểm kết cấu đơn giản , thi công thuận tiện, ít chịu ảnh hưởng thời tiết, tính cách nhiệt tốt, nguồn nguyên vật liệu rộng rãi, bền, dễ duy tu, giá thành hạ( so với phòng nước bằng vật liệu cuốn tiết kiệm 30-50%). Nhưng tính t hích ứng với biến dạng nhiệt tương đối kém, yêu cầu kĩ thuật thao tác thi công khá nghiêm.